0901 413 388
    Diện tích
    Khoảng giá
    Hạng tòa nhà
    Chọn quận
    Chọn phường
      Chọn đường
        Hướng tòa nhà

        Cổ phần hóa là gì ? 4 Giai đoạn, 5 Sai phạm và 6 Giải pháp cổ phần hóa

        Thứ tư, 04:43 Ngày 10/03/2021

        CỔ PHẦN HÓA

        CỔ PHẦN HÓA LÀ GÌ?

        Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt Nam thử nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm 1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, và cơ bản hoàn thành vào năm 2010.

        CÁC GIAI ĐOẠN CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM

        GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM RỤT RÈ CỔ PHẦN HÓA

        Đến tháng 4 năm 1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa

        GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM MỞ RỘNG

        Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần.

        GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH

        Sau khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

        CỔ PHẦN HÓA: GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH Ồ ẠT

        Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau:

        1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
        2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
        3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
        4. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.

        Xem thêm:  Tổng quan thị trường sữa Việt Nam

        5 SAI PHẠM KHI CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM

        1. Trong quá trình kiểm kê phân loại tài sản, một số đơn vị thực hiện kiểm kê, phân loại không đúng với thực tế sử dụng. Sổ sách tài chính cũng bị bóp méo theo hướng có lợi cho một số người có quyền mua lớn.
        2. Việc bán cổ phần ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên chức sai nhiều như "các công ty đã bán cổ phần ưu đãi cho người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian làm việc tại công ty hoặc những người đã chuyển sang làm việc tại đơn vị khác, không có tên trong danh sách thường xuyên. Thậm chí có những đơn vị bán cổ phần cho người ngoài công ty theo giá sàn, vi phạm các quy định về thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần".
        3. Sai phạm thứ ba về định giá tài sản doanh nghiệp sai. "Nhiều doanh nghiệp áp dụng đơn giá để xác định giá trị nhà cửa, kiến trúc không đúng theo suất đầu tư do Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng ban hành. Việc xác định tỉ lệ còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc cũng áp dụng sai quy định của Nhà nước".
        4. Thứ tư là nhiều đơn vị chậm nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định.
        5. Liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp, "một số đơn vị (tổng công ty hoặc công ty) thường không mở tài khoản riêng, hằng năm không xây dựng kế hoạch thu chi báo cáo Bộ Tài chính; các tổng công ty hoặc công ty thường dùng quỹ để cho các đơn vị thành viên vay với lãi suất ưu đãi gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước".

        TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TÍNH ĐẾN NĂM 2020

        Theo số liệu từ Bộ Tài chính, kết thúc năm 2020, còn 91 doanh nghiệp chưa được cổ phần hóa theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg.

        Trong đó, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 gồm:

        • Hà Nội còn 13 doanh nghiệp (4 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; 
        • Tp.HCM còn 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; 
        • Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn 6 doanh nghiệp (3 Tập đoàn, 3 Tổng công ty); 
        • Bộ Công Thương còn 4 doanh nghiệp (3 Tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 Tổng công ty); 
        • Bộ Xây dựng còn 2 Tổng công ty. 

        6 NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CỔ PHẦN HÓA CỦA BỘ TÀI CHÍNH

        1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách
        2. Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ
        3. Tiếp tục đẩy mạnh, phấn đấu đến năm 2025
        4. Củng cố mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu đổi mới
        5. Xây dựng đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 một cách toàn diện
        6. Người đứng đầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp

        Nguồn: Wikipedia, VnEconom

        Saigon Office cho thuê văn phòng tòa nhà TPHCM

        Xem thêm:  Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk

        SAIGON OFFICE'S CHANEL

        TOP