Tòa nhà văn phòng hạng A tại quận 1
Tin tức - Sự kiện
Văn phòng đại diện: định nghĩa, quyền hạn & thủ tục thành lập
Kinh doanh đang ngày càng toàn cầu hóa, văn phòng đại diện đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc mở rộng thị trường và tạo lập mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Nhưng thực sự, văn phòng đại diện là gì? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó và cung cấp thông tin chi tiết về văn phòng đại diện, từ định nghĩa đến quy trình thành lập, lợi ích, so sánh với chi nhánh, và các câu hỏi thường gặp. Văn phòng đại diện Representative Office là gì Văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được giao nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, theo quy định tại điều 45 của Luật Doanh Nghiệp. Văn phòng đại diện được phân chia thành hai nhóm chính: (i) văn phòng đại diện cho các công ty đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam và (ii) văn phòng đại diện cho các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Định nghĩa Văn phòng đại diện theo pháp luật Trong phạm vi bài viết này, Saigon Office sẽ chỉ tập trung tư vấn về các vấn đề liên quan đến văn phòng đại diện của các công ty đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Do đó, có thể nhận thấy rằng, chức năng của văn phòng đại diện tương đối đơn giản và tập trung vào hai mục đích chính sau: Đóng vai trò là điểm liên lạc giữa công ty và khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp và trao đổi thông tin. Thực hiện nghiên cứu thị trường kinh doanh, hỗ trợ
Những Thủ tục pháp lý cần thiết khi thuê văn phòng 2025 mà bạn nên biết
Khi tìm kiếm một văn phòng cho thuê, đối với một doanh nghiệp không chỉ đơn giản là tìm địa điểm kinh doanh phù hợp mà điều cốt yếu hơn là thỏa thuận một Hợp đồng thuê văn phòng với những điều khoản đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và đơn vị quản lý tòa nhà. Việc có một Hợp đồng thuê văn phòng chuyên nghiệp không chỉ là bảo vệ quyền lợi mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững và thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Thủ tục pháp lý cần thiết khi thuê văn phòng bạn nên biết Những điểm cần lưu ý trong Hợp đồng thuê Một Hợp đồng thuê văn phòng là một văn bản giữa hai bên – Chủ sở hữu văn phòng (thường là một công ty hoặc cá nhân) và cá nhân hoặc Công ty muốn thuê văn phòng để sử dụng làm nơi làm việc. Hợp đồng này thiết lập các điều khoản và điều kiện mà cả hai bên phải tuân thủ trong suốt thời gian thuê văn phòng. >>> Xem thêm: mẫu hợp đồng thuê văn phòng ảo Và điều quan trọng, Hợp đồng cần được rà soát các điều khoản trước khi ký kết. Việc rà soát sẽ được thực hiện bởi bộ phận pháp lý của doanh nghiệp hoặc luật sư, đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề phát sinh trong tương lai. Những điểm cần lưu ý trong Hợp đồng thuê văn phòng >>> Bạn đã hiểu rõ khái niệm văn phòng trong hợp đồng cho thuê? Cách tính diện tích thuê và giá thuê Hợp đồng sẽ chi tiết xác định diện tích văn phòng được cho thuê và giá thuê tương ứng theo
Mẫu hợp đồng thuê văn phòng: truyền thống, trọn gói, thuê nhà làm văn phòng
Hợp đồng thuê văn phòng là một trong những văn bản chứng từ quan trọng đối với các khách hàng thuê văn phòng, thể hiện thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên: Bên cho thuê ( Chủ sở hữu hoặc quản lý không gian văn phòng ) và người thuê ( doanh nghiệp hoặc cá nhân ). Cùng Saigon Office tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về nội dung Hợp đồng cho thuê văn phòng và các thù tục pháp lý liên quan. #3 mẫu hợp đồng cho thuê văn phòng phổ biến nhất hiện nay Mục đích chính và quan trọng của việc có Hợp đồng thuê văn phòng Hợp đồng thuê văn phòng là 1 trong những thủ tục cho thuê văn phòng bắt buộc, được lập để đảm bảo sự rõ ràng, ràng buộc hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của cả Bên cho thuê và Người thuê. Một số lý do thể hiện sự quan trọng của Hợp đồng thuê văn phòng: Rõ ràng và minh bạch: Hợp đồng thuê văn phòng miêu tả rõ ràng các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận. Điều này giúp cả hai bên hiểu rõ những gì được kỳ vọng và yêu cầu từ phía đối tác. Việc có hợp đồng giúp tránh hiểu lầm và tranh chấp sau này. Ràng buộc hợp pháp: Hợp đồng là một tài liệu hợp pháp và có giá trị pháp lý, đảm bảo rằng cả hai bên đều phải tuân thủ các điều khoản mà họ đã đồng ý, và nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng, bên kia có quyền áp dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình. Xem thêm: hợp đồng thuê văn phòng có cần công chứng không Bảo
Mẫu hợp đồng cho thuê văn phòng ảo chuẩn nhất hiện nay
Đối mặt với nhu cầu cần đặt văn phòng giao dịch và làm việc tại các tòa nhà văn phòng cao cấp và chuyên nghiệp tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng đủ điều kiện tài chính để thuê được các văn phòng ưng ý. Để giải quyết những vấn đề đó các doanh nghiệp có thể chọn cho mình giải pháp mới – thuê Văn phòng ảo. Trong bài viết dưới đây, Saigon Office sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nội dung Hợp đồng cho thuê văn phòng ảo. Cùng theo dõi bài viết ngay nhé. Mẫu hợp đồng cho thuê văn phòng ảo Tính pháp lý của Hợp đồng thuê văn phòng ảo Văn phòng ảo là một thuật ngữ không có quy định ở trong văn bản pháp luật mà được phát sinh trong thực tế. Luật Doanh nghiệp 2014 đã đưa ra định nghĩa về “doanh nghiệp” theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, theo đó doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đưa ra những quy định về trụ sở giao dịch, cụ thể: Điều 43. Trụ sở chính của doanh nghiệp: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Ngoài
Khái niệm và những quy định về Head Office – trụ sở chính của doanh nghiệp
"Head office là gì?" – Đây thực sự là một câu hỏi quan trọng đối với nhiều người trong cộng đồng doanh nhân và những ai mới bắt đầu tiếp cận lĩnh vực kinh doanh. Trong một tổ chức, khái niệm "head office" đóng vai trò vô cùng quan trọng, là trung tâm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa và vai trò của "head office" trong bối cảnh doanh nghiệp ngày nay. Định nghĩa và các quy định về head office Khái niệm Head Office là gì? Head Office còn được biết đến là trụ sở chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, là nơi diễn ra các hoạt động quản lý, điều hành và hoạch định chiến lược. Vị trí của trụ sở chính thường được lựa chọn tại một địa điểm thuận lợi, có cơ sở hạ tầng tốt và giao thông tiện lợi, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp. Vai trò của trụ sở chính trong hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đây là nơi ra quyết định, hoạch định chiến lược và điều phối hoạt động của các bộ phận, chi nhánh, văn phòng đại diện trên toàn quốc. Head office là gì Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Việt Nam, trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể và chính xác, bao gồm các thông tin như số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố, số điện thoại và số fax (nếu có). Địa chỉ này cần được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thể
Hợp đồng thuê văn phòng không công chứng có vi phạm pháp luật không?
Hợp đồng thuê văn phòng là một thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản, tạo nên quyền và trách nhiệm của cả Bên cho thuê và Người thuê. Vấn đề hợp đồng thuê văn phòng có cần công chứng không được xem xét dựa trên tình huống cụ thể và quy định của pháp luật Việt Nam. Hãy cùng Saigon Office tìm hiểu thêm trong bài viết chi tiết dưới đây. Tìm hiểu hợp đồng thuê văn phòng có cần công chứng không Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở theo Luật nhà ở 2014 Căn cứ Điều 120 Luật Nhà ở 2014 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như sau: “Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở 1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho. 2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho
Branch Office là gì? Văn phòng chi nhánh có những chức năng gì?
Branch Office (hoặc văn phòng chi nhánh) là một đơn vị hoạt động dưới sự sở hữu và quản lý của doanh nghiệp. Việc thành lập văn phòng chi nhánh giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Branch Office là gì, cũng như chức năng và cách thức hoạt động của một chi nhánh công ty. Branch Office là gì Định nghĩa Branch Office Branch Office, hay còn được gọi là văn phòng chi nhánh, là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có trách nhiệm thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mẹ. Định nghĩa Branch Office Branch Office có thể được hiểu một cách đơn giản là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, được thành lập tại một địa điểm cụ thể bên ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp. Mục đích chính của việc thành lập chi nhánh là mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động của một chi nhánh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mục đích cụ thể mà doanh nghiệp đặt ra khi thành lập chi nhánh. Chức năng Branch Office Văn phòng chi nhánh có chức năng tương tự như doanh nghiệp mẹ Chi nhánh sẽ đảm nhận toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp
Hội sở là gì? Thay đổi hội sở có cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
Hội sở ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng, là nơi tập trung bộ máy quản lý cao nhất và điều hành các hoạt động quan trọng của ngân hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết về khái niệm "hội sở ngân hàng" và so sánh với các cấp độ khác trong hệ thống ngân hàng như chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch. Mục tiêu là cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức tín dụng để quản lý hội sở một cách hiệu quả. Hội sở là gì? Hội sở ngân hàng là trụ sở chính của một ngân hàng, thường được coi là trung tâm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng đó. Đây là nơi tập trung các bộ phận quản lý cao cấp và là trung tâm "đầu não" của tổ chức, nơi ra quyết định chiến lược và ban hành các chính sách quan trọng. Mặc dù thường chỉ có một hội sở cho mỗi ngân hàng, nhưng có những trường hợp một ngân hàng có đến 2 hội sở, tuy tỷ lệ này khá thấp. Hội sở ngân hàng cung cấp một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho các nhân viên cấp cao và là nơi tạo ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản lý ngân hàng. Chức năng chính của hội sở ngân hàng Dựa vào các văn bản pháp luật như Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Nghị định 153/2020/NĐ-CP, hội sở ngân hàng được định nghĩa chính xác là trụ sở chính của một tổ chức tín dụng, là nơi tập trung các bộ phận quản lý cao nhất và
Mẫu thông báo ngừng thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh
Tại giai đoạn thực hiện giao dịch thuê văn phòng, việc tuân thủ các thủ tục pháp lý là điều vô cùng quan trọng, trong đó việc lập ký kết hợp đồng thuê văn phòng đóng một vai trò then chốt. Ngoài các điều khoản thỏa thuận thống nhất giữa hai bên như giá thuê, diện tích thuê… thì một trong những nội dung không thể thiếu trong Hợp đồng là Thời gian kết thúc Hợp đồng. Trong phạm vi bài viết này, Saigon Office sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về khía cạnh pháp lý của mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng làm việc, giúp tạo ra một cơ sở vững chắc cho việc tuân thủ quy định pháp luật liên quan đến việc cho thuê văn phòng.. Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng, mặt bằng kinh doanh Tại sao phải thông báo chấm dứt Hợp đồng thuê văn phòng Thông báo chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng là một bước pháp lý cần thiết khi thuê văn phòng trong quá trình kết thúc một hợp đồng thuê văn phòng. Việc chấm dứt thể hiện một số lý do quan trọng sau: Tuân thủ hợp đồng: Một hợp đồng thuê văn phòng thường đặt ra các điều khoản và điều kiện cụ thể về thời hạn thuê, chấm dứt và các quyền lợi của cả hai bên. Thông báo chấm dứt giúp đảm bảo rằng cả hai bên tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình kết thúc hợp đồng. Tránh tranh chấp: Thông báo chấm dứt giúp tránh việc xảy ra tranh chấp sau này liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng. Khi thông báo chấm dứt được thực