0901 413 388
    Diện tích
    Khoảng giá
    Hạng tòa nhà
    Chọn quận
    Chọn phường
      Chọn đường
        Hướng tòa nhà

        Tổng quan thị trường sữa Việt Nam 2019 - 2020 - 2021

        Thứ sáu, 05:23 Ngày 26/03/2021

        Saigon Office cho thuê văn phòng tòa nhà TPHCM

        Thị trường sữa Việt Nam

        Bài viết được biên tập bởi Saigon Office - đơn vị tư vấn cho thuê văn phòng giá tốt tại TPHCM

        THEO BỘ CÔNG THƯƠNG NĂM 2021

        Theo Bộ Công thương, năm 2020 vừa qua kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đạt 302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2019. 

        Sở dĩ ngành sữa Việt Nam xuất khẩu tăng trưởng khả quan, theo Hiệp hội Sữa Việt Nam là do nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ có trình độ tự động hóa cao ngang tầm khu vực và thế giới, nhiều trang trại đạt chuẩn Global GAP, VietGAP, trang trại hữu cơ… nhằm tăng sản lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị sữa, sản phẩm sữa ở thị trường trong và ngoài nước. 

        Vì thế, năm vừa qua bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề, những sản phẩm sữa của Vinamilk, Vinasoy… vẫn xuất ngoại đều đặn đến các thị trường lớn như Trung Quốc, Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản. 

        Các sản phẩm sữa xuất ngoại của DN khá đa dạng, từ sữa chua, sữa đặc, sữa hạt, sữa organic cho tới nước giải khát. 

        Ví dụ điển hình như Vinamilk đã xuất khẩu hợp đồng sữa trị giá 20 triệu USD qua Trung Đông; xuất khẩu sữa hạt và trà sữa vào thị trường Hàn Quốc. Hay sản phẩm Vinasoy của Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy đã được đưa vào 11 trang bán hàng trực tuyến hàng đầu và 61 siêu thị thuộc 6 chuỗi siêu thị lớn tại Trung Quốc…

        Đáng chú ý, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng sản lượng sữa năm 2020 vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó:

        • Sản lượng sữa tươi ước đạt 1.702,4 triệu lít, tăng 1% so với năm 2019. 
        • Sản lượng sữa bột ước đạt 131,6 ngàn tấn, tăng 9,1% so với cùng kỳ. 

        Kết thúc năm 2020, ngành sữa đạt tổng doanh thu 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2019 nhờ nguồn cung nguyên liệu sữa trong nước dồi dào, nhu cầu tiêu thụ sữa có xu hướng tăng, các DN sữa duy trì được hệ thống phân phối truyền thống và kịp thời đẩy mạnh phân phối qua các kênh hiện đại.

        Thị trường sữa Việt Nam 2021 hướng đến 2022

        Thực tế cho thấy, 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sản phẩm sữa của các DN Việt liên tục gặt hái những kết quả khả quan. Ngay từ tháng 1-2021, 10 container sản phẩm sữa hạt cao cấp, gồm sữa hạt đậu nành hạnh nhân và đậu đỏ đã được Vinamilk xuất khẩu sang Trung Quốc. Tiếp đó, lô hàng gồm 5 container sản phẩm sữa đặc có đường cũng được Vinamilk xuất khẩu sang quốc gia này.

        Ngoài ra, Bộ Công thương cũng cho biết, giữa tháng 1-2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo tiếp tục cấp mã giao dịch cho phép 1 công ty và 1 nhà máy của Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc. Theo đó, Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương đã được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa biến đổi và sữa lên men bổ sung hương vị sang thị trường Trung Quốc.

        Còn Nhà máy Sữa Trường Thọ được phép xuất khẩu sản phẩm sữa tiệt trùng, sữa biến đổi, sữa đặc có đường và các sản phẩm sữa đặc khác sang nước này. Như vậy, hiện tại, cơ quan chức năng Trung Quốc đã cấp mã giao dịch cho phép 7 công ty/nhà máy tại Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sữa vào nước này - mang lại kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sữa chính ngạch trong thời gian tới từ đất nước tỷ dân này. 

        Ngoài thị trường Trung Quốc, tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… các sản phẩm sữa Việt cũng đang từng bước chinh phục người tiêu dùng.

        Xem thêm:

        THEO NIELSEN NĂM 2019

        Theo Nielsen, lượng tiêu thụ sữa đã bắt đầu ổn định từ quý II/2019 sau 6 quý giảm liên tiếp (kể từ quý IV/2017).

        Tốc độ tăng trưởng lượng tiêu thụ mặc dù ở mức dương nhưng thấp, đạt 2,1 - 3,9% so với năm trước. Trong số các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), sản phẩm từ sữa (chiếm 13% tổng sản lượng tiêu thụ hàng FMCG).

        Xem thêm:

        THEO EUROMONITOR NĂM 2019

        Theo thống kê của Euromonitor, tổng quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2019 đạt 121.000 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm trước. Lượng tiêu thụ sữa uống và sữa chua tăng trưởng vượt trội (tăng 9,9% và tăng 11,6% theo sản lượng), trong khi sữa bột và sữa đặc tăng trưởng lần lượt 2,1% và 2,7%.

        Vinamilk đang đứng đầu phân khúc sữa bột với thị phần 40,6% nhưng đã gặp không ít khó khăn do các đối thủ nhỏ hơn như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk, VitaDairy tung ra các sản phẩm mới. 

        Cụ thể, dù theo sau Vinamilk ở phân khúc sữa bột nhưng nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10 - 15% so với đối thủ, NutiFood và VitaDairy đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường sữa bột.

        Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. 

        3 XU HƯỚNG MỚI NỔI TRONG NGÀNH SỮA TẠI VIỆT NAM 2020

        1. Sữa thực vật (Plant-based Milk) lên ngôi

        Sữa thực vật là những sản phẩm sữa có nguồn gốc 100% từ thực vật, như ngũ cốc, họ đậu, hoặc rau củ quả. Sử dụng sữa thực vật thay cho sữa động vật đang là xu hướng thịnh hành toàn cầu. Theo BusinessWire, thị trường sữa thực vật thế giới được dự đoán sẽ cán mốc 34 tỷ USD vào năm 2024.

        5 lý do lớn nhất thúc đẩy người tiêu dùng chuyển từ sữa động vật sang sữa thực vật là 

        • Cơ thể không dung nạp Lactose hoặc dị ứng sữa
        • Lo ngại về vấn đề thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng
        • Chế độ ăn thuần chay
        • Người bị viêm đại tràng hoặc hội chứng viêm ruột
        • Yếu tố đạo đức

        Sữa thực vật cũng được nhận định có hàm lượng chất dinh dưỡng không kém sữa động vật.

        2. Sữa cho người cao tuổi được chú trọng

        Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Cả nước có khoảng 11 triệu người cao tuổi (tương đương 11,95% dân số) vào năm 2017, nhưng con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi thành 21 triệu (chiếm 20% dân số) vào 2035. Các nước phát triển phải mất nhiều thập kỷ mới đạt tốc độ này, trong khi Việt Nam chỉ mất chưa tới 20 năm.

        3. Mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

        Kim ngạch xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước năm 2019 đạt giá trị khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 13,46% so với năm 2018.

        Từ 2015, số lượng DN sữa Việt thành công trong việc vươn ra thị trường thế giới đã tăng gấp ba, từ 3 DN vào 2015 lên thành 10 vào 2020. Từ 10 quốc gia tăng thành 50 quốc gia chỉ sau 5 năm.

        Xem thêm:

        CẬP NHẬT 6/2022

        (Chinhphu.vn) - Trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù khó khăn vì dịch bệnh, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước.

        Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước của cả nước năm 2021 ước đạt hơn 1.770 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. 

        Trong hai năm 2020-2021, mặc dù khó khăn vì dịch bệnh, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng. Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước. Biên soạn: Le Tu

        Nguồn: Baodautu, SGGP, Brandsvietnam, Baochinhphu

        Saigon Office cho thuê văn phòng tòa nhà TPHCM


        SAIGON OFFICE'S CHANEL

        TOP