0901 413 388
    Diện tích
    Khoảng giá
    Hạng tòa nhà
    Chọn quận
    Chọn phường
      Chọn đường
        Hướng tòa nhà

        Quy định PCCC nhà cao tầng theo QCVN 06:2010/BXD

        Thứ ba, 04:22 Ngày 06/04/2021

        Quy định PCCC nhà cao tầng

        2.1. QUY ĐỊNH CHUNG

        2.1.1. Nhà, các phần và các bộ phận của nhà, gian phòng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, được phân loại kỹ thuật về cháy dựa trên các tính chất sau:

        • Tính nguy hiểm cháy: tính chất làm phát sinh và phát triển các yếu tố nguy hiểm cháy;
        • Tính chịu lửa: tính chất chống lại các tác động của đám cháy và chống sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy. 

        2.1.2. Việc phân loại kỹ thuật về cháy dùng để thiết lập các yêu cầu cần thiết về bảo vệ chống cháy cho các kết cấu, gian phòng, nhà, các phần và các bộ phận của nhà phụ thuộc vào tính chịu lửa và /hoặc tính nguy hiểm cháy của chúng.

        Xem thêm:  Quy trình quản lý tòa nhà văn phòng

        2.2. VẬT LIỆU XÂY DỰNG

        2.2.1. Về mặt an toàn cháy, vật liệu xây dựng chỉ được đặc trưng bằng tính nguy hiểm cháy.

        Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo các đặc tính kỹ thuật về cháy sau: tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng tạo khói và chất độc.

        2.2.2. Theo tính cháy, vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy.

        Vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:

        • Ch1 (cháy yếu);
        • Ch2 (cháy vừa phải);
        • Ch3 (cháy mạnh vừa);
        • Ch4 (cháy mạnh).

        Tính cháy và các nhóm của vật liệu xây dựng theo tính cháy được xác định theo Phụ lục B, mục B.2.

        Đối với vật liệu xây dựng không cháy thì không quy định về tính nguy hiểm cháy và không xác định các chỉ tiêu khác.

        2.2.3. Theo tính bắt cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:

        • BC1 (khó bắt cháy);
        • BC2 (bắt cháy vừa phải);
        • BC3 (dễ bắt cháy).

        Nhóm vật liệu xây dựng theo tính bắt cháy được xác định theo Phụ lục B, mục B.3.

        2.2.4. Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:

        • LT1 (không lan truyền);
        • LT2 (lan truyền yếu);
        • LT3 (lan truyền vừa phải);
        • LT4 (lan truyền mạnh).

        Nhóm vật liệu xây dựng theo tính lan truyền lửa trên bề mặt được quy định cho lớp vật liệu bề mặt của mái và sàn, kể cả lớp thảm trải sàn, theo Phụ lục B, mục B.4.

        Đối với các vật liệu xây dựng khác, không xác định và không quy định việc phân nhóm về lan truyền lửa trên bề mặt.

        2.2.5. Theo khả năng sinh khói, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:

        • SK1 (khả năng sinh khói thấp);
        • SK2 (khả năng sinh khói vừa phải); 
        • SK3 (khả năng sinh khói cao).

        Nhóm vật liệu xây dựng theo khả năng sinh khói được xác định theo Phụ lục B, mục B.5.

        2.2.6. Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:

        • ĐT1 (độc tính thấp);
        • ĐT2 (độc tính vừa phải);
        • ĐT3 (độc tính cao);
        • ĐT4 (độc tính đặc biệt cao).

        Nhóm vật liệu xây dựng theo độc tính của các sản phẩm cháy được xác định theo Phụ lục B, mục B.6. 

        Xem thêm:  Quy trình thuê văn phòng

        2.3. CẤU KIỆN XÂY DỰNG

        2.3.1. Cấu kiện xây dựng được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy.

        Tính chịu lửa của một cấu kiện được thể hiện bằng giới hạn chịu lửa của cấu kiện đó. Tính nguy hiểm cháy của một cấu kiện được đặc trưng bằng cấp nguy hiểm cháy của nó.

        2.3.2. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:

        • Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R);
        • Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E);
        • Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I)

        2.3.3. Theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp:

        • K0 (không nguy hiểm cháy); 
        • K1 (ít nguy hiểm cháy);
        • K2 (nguy hiểm cháy vừa phải);
        • K3 (nguy hiểm cháy). 

        2.4. BỘ PHẬN NGĂN CHÁY

        2.4.1. Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các gian phòng khác.

        Bộ phận ngăn cháy bao gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy.

        2.4.2. Bộ phận ngăn cháy được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy.

        Tính chịu lửa của một bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính chịu lửa của các bộ phận cấu thành ra nó, bao gồm:

        • Phần ngăn cách (tấm vách, tấm tường, tấm sàn, …);
        • Cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách (khung, thanh giằng, …);
        • Cấu kiện đỡ phần ngăn cách (dầm đỡ, sườn đỡ, tường đỡ, …);
        • Các chi tiết liên kết giữa chúng. 

        Xem thêm:  Quản trị văn phòng là gì?

        2.5. CẦU THANG VÀ BUỒNG THANG BỘ

        2.5.1. Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại sau: 

        a) Các loại cầu thang bộ:

        • Loại 1 – cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang;
        • Loại 2 – cầu thang bên trong nhà, để hở;
        • Loại 3 – cầu thang bên ngoài nhà, để hở;

        CHÚ THÍCH: Để hở tức là không được đặt trong buồng thang.

        b) Các loại buồng thang bộ thông thường:

        • L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính);
        • L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính);

        c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:

        • N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà theo một lối đi hở (khoảng thông thoáng này thường ở dạng logia hoặc ban công). Lối đi qua khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói;
        • N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy;
        • N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).

        2.5.2. Thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn được phân thành 2 loại sau:

        • P1 – thang đứng;
        • P2 – thang bậc với độ nghiêng không quá 6 : 1 (không quá 80o)

        Nguồn: ISO

        Saigon Office cho thuê văn phòng tòa nhà TPHCM

        Xem thêm: Tòa nhà cao nhất thế giới

        SAIGON OFFICE'S CHANEL

        TOP