Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng [m2/người; khu chức năng]

Xem nhanh bài viết

Trong thế giới doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh, việc thiết kế không gian văn phòng không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, khích lệ sự sáng tạo và tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên. Ngoài ra, văn phòng cũng là bộ mặt đại diện, đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quảng bá thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh mẽ của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng
Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng

Saigon Office không chỉ cung cấp diện tích làm việc tiêu chuẩn mà còn chia sẻ các phương pháp tính toán diện tích và mẹo thiết kế để tối ưu hóa không gian, tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và khoa học cho mọi doanh nghiệp, chúng ta cùng nhau tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn diện tích văn phòng

Tầm quan trọng của tiêu chuẩn diện tích văn phòng
Tầm quan trọng của tiêu chuẩn diện tích văn phòng

Mặc dù từng doanh nghiệp có những đặc thù ngành nghề riêng biệt, dẫn đến sự đa dạng trong thiết kế nội thất văn phòng. Tuy nhiên, tồn tại một số tiêu chuẩn chung mà mọi thiết kế cần tuân theo, các tiêu chuẩn này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cải thiện hiệu suất làm việc, tạo sự thoải mái cho nhân viên và tăng cường ấn tượng chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt nhân viên, khách hàng và đối tác:

  • Nâng cao hiệu suất công việc: Một văn phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị và nội thất cần thiết giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả tích cực trong trong việc
Nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả tích cực trong trong việc

  • Nâng cao sự thoải mái: Với thời gian lớn làm việc tại văn phòng- tiêu chuẩn 8 tiếng/ngày, việc thiết kế văn phòng sao cho tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu giống như ở nhà sẽ giúp tăng cường tinh thần làm việc của nhân viên.

Tăng cường tinh thần làm việc của nhân viên
Tăng cường tinh thần làm việc của nhân viên

  • Mang đến sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp: Một thiết kế văn phòng tinh tế, hiện đại mang lại ấn tượng tích cực cho đối tác và khách hàng, giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.

Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp

Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế văn phòng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi bắt đầu quá trình thiết kế và thi công, mỗi doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng các tiêu chuẩn làm việc hiện nay.

Các tiêu chuẩn diện tích văn phòng tham khảo

Các cách tính tiêu chuẩn diện tích văn phòng
Các cách tính tiêu chuẩn diện tích văn phòng

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng tại Việt Nam

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng tại Việt Nam thường được quy định bởi các quy định của Bộ Xây dựng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam (TCVN). Tuy nhiên, thông tin chi tiết về diện tích văn phòng cụ thể có thể thay đổi theo từng khu vực và loại hình công trình.

Diện tích văn phòng thường được tính bằng mét vuông (m²) và có thể khác nhau tùy theo loại hình tòa nhà và mục đích sử dụng. Đối với văn phòng làm việc thông thường, diện tích thường dao động từ khoảng 10m² đến 20m² cho mỗi người làm việc.

Cách tính tiêu chuẩn văn phòng /m2/người theo thể tích

Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng (m2/người) chung tiêu chuẩn thiết kế văn phòng TCVN là cách tính toán thông dụng nhất hiện nay khi thiết kế văn phòng hoặc thuê văn phòng.

Tiêu chuẩn văn phòng /m2/người theo thể tích
Tiêu chuẩn văn phòng /m2/người theo thể tích

Cách tính diện tích phòng làm việc có thể dựa vào 2 yếu tố chính:

  • Số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng
  • Mức diện tích trung bình cần có cho 1 nhân sự trong văn phòng.

Tiêu chuẩn này được chia thành 3 mức: trung bình – vừa đủ, tiết kiệm diện tích và chi phí, theo tiêu chuẩn. Tùy vào nhu cầu và diện tích văn phòng mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 mức:

  • Mức diện tích văn phòng trung bình và vừa đủ: Trung bình 5 – 6m2/người. Đây là mức phổ biến mà các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng hiện nay.
  • Mức tiết kiệm diện tích và chi phí: Trung bình 3 – 4m2/người. Mức này phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn kinh phí thuê văn phòng thấp hoặc mục đích sử dụng ngắn hạn.
  • Mức tiêu chuẩn: Trung bình 7 – 10m2/người. Với mức diện tích này, mỗi nhân sự đều có chỗ ngồi thông thoáng, thoải mái, giúp thúc đẩy sự sáng tạo và di chuyển trao đổi, hội họp dễ dàng.

Tùy thuộc vào mục đích, chức năng và cách bố trí không gian văn phòng, văn hóa doanh nghiệp mà mỗi công ty có thiết kế diện tích văn phòng khác nhau mặc dù có thể cùng số lượng nhân sự

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng theo khu vực chức năng

Tiêu chuẩn diện tích văn phòng theo 5 khu vực chức năng
Tiêu chuẩn diện tích văn phòng theo 5 khu vực chức năng

  • Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng đối với nhân viên

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh, tính chất công việc của nhân viên trong công ty mà có thể có những tiêu chuẩn về diện tích văn phòng đối với chỗ ngồi nhân viên khác nhau theo m2, mỗi kiểu nhân viên sẽ có tiêu chuẩn diện tích văn phòng riêng tối thiểu và tối đa khác nhau.

Thiết kế tiêu chuẩn văn phòng nhân viên theo từng nhu cầu khác nhau
Thiết kế tiêu chuẩn văn phòng nhân viên theo từng nhu cầu khác nhau

Kiểu nhân viên Loại hình công việc Tiêu chuẩn diện tích
Nhân viên có vịtrí cố định (FixedWorker) Làm việc toàn thời gian khoảng 6 – 8 tiếng/ngày tại văn phòng, tại bàn riêng từ 60% thời gian trong ngày trở lên.Vị trí: Trợ lý hành chính, dịch giả, nhà phân tích chính sách, nhân viên điều hành trung tâm cuộc gọi / liên lạc,… Cần có không gian để bàn ghế, máy tính, tủ đựng đồ. Tối đa: 4,5m2/người. Thông thường: 4 – 5m2/người. Cần tiết kiệm chi phí: 3,5m2/người Yêu cầu không gian yên tĩnh: 7 – 10m2/người.
Nhân viên vị trílinh hoạt(FlexibleWorker) Làm việc tại bàn làm việc chỉ khoảng 40% thời gian trong ngày Vị trí: quản lý, nhà báo, nhân viên kinh doanh, phiên dịch viên, chăm sóc khách hàng,… Chỗ làm việc cần thông thoáng, có lối đi rộng rãi để phù hợp với công việc, thuận lợi cho việc di chuyể Tối đa: 3m2/người
Nhân viên không cần chỗ ngồi cố định Thường xuyên di chuyển. Không cần chỗ ngồi làm việc cố định, chuyên dụng riêng trong văn phòng. Thường làm những công việc như: kỹ sư xây dựng, phóng viên hiện trường, chuyên gia tư vấn,… Thường chỉ ở văn phòng trong một thời gian ngắn để gặp mặt đồng nghiệp, thảo luận dự án, còn công việc chính là ở ngoài hiện trường. Tối đa: 1,5m2/người

Ví dụ: Thiết kế diện tích văn phòng cho tầm 7 – 8 người thì diện tích văn phòng tối ưu ở mức tối đa 40m2/người

  • Tiêu chuẩn thiết kế diện tích phòng lãnh đạo, giám đốc

Phòng làm việc riêng của lãnh đạo (Leadership Worker) như quản lý, giám đốc, tổng giám đốc, CEO hoặc cao hơn, cần đảm bảo được sự riêng tư, thoải mái nhất. Diện tích phòng giám đốc không được lớn hơn phòng làm việc chung của nhân viên, phòng họp để đảm bảo yếu tố cân bằng trong các bộ phận của doanh nghiệp. 

Thiết kế văn phòng riêng của lãnh đạo, giám đốc cần tính bảo mật cao
Thiết kế văn phòng riêng của lãnh đạo, giám đốc cần tính bảo mật cao

Tham khảo tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc đối với lãnh đạo, giám đốc sau (thường chỉ có một người ngồi):

  • Phòng tổng giám đốc, CEO: Tối đa 25m2/người. 
  • Phòng ban giám đốc, quản lý: 10 – 18,5m2/người

Ngoài việc để bàn, ghế làm việc, phòng lãnh đạo còn bố trí thêm kệ đặt tài liệu, linh vật trang trí hoặc bể cá theo phong thủy với mục đích mang lại tài lộc, may mắn. Bên cạnh đó, diện tích phòng lãnh đạo cũng cần dựa vào diện tích các phòng ban khác như: phòng làm việc chung, phòng kế toán, marketing, thiết kế,… để bố trí các phòng tương xứng và hài hòa nhất.

Bố trí thêm các linh vật phong thủy tốt cho văn phòng
Bố trí thêm các linh vật phong thủy tốt cho văn phòng

Hiện nay, các kiến trúc sư khi thiết kế thi công văn phòng giám đốc đều có sự tính toán kỹ lưỡng, tận dụng diện tích tối đa theo đúng chuẩn diện tích m2/người. Điều này giúp các doanh nghiệp có được văn phòng giám đốc sang trọng, thể hiện phong thái và uy quyền của người lãnh đạo.

>>> Xem thêm các mẫu thiết kế nội thất phòng giám đốc đẹp, sang trọng

  • Tiêu chuẩn thiết kế diện tích phòng họp

Tương tự các phòng ban khác, phòng họp cũng cần tính toán cẩn thận về diện tích và có tiêu chuẩn thiết kế diện tích phòng họp riêng nhằm đem đến công năng cũng như thẩm mỹ tối ưu.

Thiết kế diện tích phòng họp phù hợp đạt tiêu chuẩn
Thiết kế diện tích phòng họp phù hợp đạt tiêu chuẩn

Không gian phòng họp quá nhỏ sẽ tạo cảm giác chật hẹp, bí bách, ảnh hưởng đến không khí, chất lượng cuộc họp. Phòng họp quá rộng lại làm giảm sự tập trung của các thành viên trong cuộc họp và gây lãng phí.

  • Phòng họp 4 người: 7,5m2 – 8m2 là diện tích hợp lý. 
  • Phòng họp 8 người: 15m2
  • Phòng họp 12 người: 20m2. 
  • Phòng họp 20 người: 40m2.
  • Phòng họp 100 người: 80m2 – 100m2

Phòng họp cần được thiết kế tối ưu không gian, đảm bảo sự thông thoáng, dễ chịu nhất theo nhu cầu riêng của từng công ty. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế phòng họp theo phong cách mở để có thể cơi nới, gia tăng diện tích khi có thêm các thành viên khác. Trong trường hợp công ty không thường xuyên tổ chức các cuộc họp, bạn có thể thuê phòng họp theo giờ để tiết kiệm chi phí.

>>> Gợi ý 40 mẫu phòng họp hiện đại chuyên nghiệp cho diện tích từ nhỏ đến lớn

Phòng họp theo phong cách mở tiết kiệm không gian
Phòng họp theo phong cách mở tiết kiệm không gian

  • Tiêu chuẩn diện tích quầy lễ tân, sảnh

Diện tích khu vực quầy tiếp tân sẽ chiếm một khoảng diện tích không hề nhỏ, trung bình từ 10 – 20m2 tùy theo diện tích văn phòng lớn hay nhỏ. 

Diện tích khu vực quầy tiếp tân tùy thuộc vào quy mô văn phòng
Diện tích khu vực quầy tiếp tân tùy thuộc vào quy mô văn phòng

Với những không gian sảnh lễ tân có diện tích vừa và nhỏ, doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ khi quyết định lựa chọn quầy lễ tân để không chiếm quá nhiều diện tích của tiền sảnh. Nếu không gian công ty lớn, việc thiết kế quầy lễ tân, khu tiền sảnh sẽ dễ dàng hơn nhưng cũng cần hài hòa với toàn bộ không gian nội thất văn phòng.

Khu tiền sảnh cần hài hòa với không gian nội thất văn phòng
Khu tiền sảnh cần hài hòa với không gian nội thất văn phòng

  • Tiêu chuẩn diện tích khu vực pantry

Diện tích khu vực pantry thường phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, số lượng nhân viên và các yếu tố khác như nhu cầu và tiện ích cụ thể của công ty. Diện tích khu vực pantry có thể dao động từ khoảng vài mét vuông đến một phần trăm diện tích tổng của văn phòng.

>>> Các mẫu thiết kế pantry văn phòng ấn tượng

Quy mô Pantry phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp
Quy mô Pantry phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp

Không có một tiêu chuẩn cụ thể cho diện tích khu vực pantry trong doanh nghiệp vì nó thường phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô của từng công ty cụ thể. Tuy nhiên, việc cung cấp một không gian pantry thoải mái và tiện ích là một phần quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đáng sống.

Không gian tích cực và lấy lại tinh thần làm việc
Không gian tích cực và lấy lại tinh thần làm việc

Cách tính diện tích văn phòng theo nhu cầu: 

Cách tính diện tích văn phòng theo nhu cầu
Cách tính diện tích văn phòng theo nhu cầu

Xác định chức năng, chính xác từng diện tích không gian văn phòng:

Không gian làm việc phải được thiết kế sao cho vừa có không gian làm việc riêng vừa có nhiều “trung tâm” cộng đồng để thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi giữa các nhân viên. Để xác định chính xác diện tích không gian làm việc, doanh nghiệp cần phải dựa vào nhiều yếu tố như: 

  • Mục đích, lĩnh vực, tính chất công việc kinh doanh: Mục đích, lĩnh vực, tính chất công việc khác nhau thì diện tích không gian làm việc cũng khác nhau. 

Lựa chọn thiết kế phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp
Lựa chọn thiết kế phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có nhiều phòng ban: Dành diện tích để bố trí vách ngăn.

Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp nhiều phòng ban
Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp nhiều phòng ban

  • Doanh nghiệp làm việc không thường xuyên, offline: Không cần thuê văn phòng quá lớn. 

Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp nhỏ
Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

  • Công việc cần hoạt động teamwork nhiều: Không gian sinh hoạt chung cần dành nhiều diện tích để tạo sự rộng rãi, thoải mái.

Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp cần gian chung rộng rãi
Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp cần gian chung rộng rãi

  • Công việc chủ yếu ở hiện trường, thực hiện các cuộc họp, thăm quan tham vấn: Không gian làm việc nhỏ, không cần xây dựng rộng, tránh lãng phí.

Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp chỉ cần gian vừa đủ
Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp chỉ cần gian vừa đủ

  • Nhân viên văn phòng sử dụng khu vực làm việc riêng phần lớn thời gian trong ngày: Diện tích không gian làm việc rộng rãi, nhằm đảm bảo sự thoải mái. 

Lựa chọn thiết kế phù hợp với các nhân viên dành nhiều thời gian trong ngày
Lựa chọn thiết kế phù hợp với các nhân viên dành nhiều thời gian trong ngày

  • Công việc cần tổ chức cuộc họp, thuyết trình riêng trong văn phòng hoặc cần sử dụng nhiều nguồn tài liệu để tư vấn, nghiên cứu, viết… hoặc cần sử dụng các thiết bị như máy in, fax, máy tính,… không gian làm việc có thể lớn hơn.

Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp cần nhiều thiết bị công nghệ tiện ích
Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp cần nhiều thiết bị công nghệ tiện ích

  • Quy mô, chức năng hoạt động, cách bố trí, số lượng nhân sự các bộ phận: Số lượng nhân sự mỗi phòng ban, chức năng hoạt động ảnh hưởng nhiều đến việc bố trí diện tích hợp lý cho văn phòng.

Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp nhiều bộ phận, phòng ban
Lựa chọn thiết kế phù hợp với doanh nghiệp nhiều bộ phận, phòng ban

  • Khía cạnh văn hóa doanh nghiệp: Các khía cạnh văn hóa ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi người về không gian làm việc 

Lựa chọn thiết kế phù hợp với văn hóa từng doanh nghiệp
Lựa chọn thiết kế phù hợp với văn hóa từng doanh nghiệp

Người phương Tây có tính cá nhân cao, ảnh hưởng đến việc coi trọng không gian làm việc cá nhân và tính riêng tư cao, dẫn đến việc cần thiết kế không gian làm việc rộng và độc lập hơn. Người phương Đông như Việt Nam ít đề cao không gian làm việc cá nhân do văn hóa làng xã từ ngàn xưa tạo nên lối sống cộng đồng. 

Tuy ở cùng một quốc gia nhưng cũng tùy vào văn hóa, cách tổ chức của từng công ty mà việc thiết kế diện tích văn phòng cũng khác biệt. Những công ty về truyền thông, marketing… thường đề cao văn hóa trao đổi, trò chuyện. Những công ty về luật pháp hay công ty nhà nước lại đề cao sự yên tĩnh, sự riêng tư. 

  • Chi phí tài chính: Doanh nghiệp có nguồn kinh phí hạn hẹp có thể thiết kế không gian làm việc có diện tích nhỏ hơn, tối ưu được góc chết để cơi nới được diện tích văn phòng. Những doanh nghiệp có kinh phí lớn có thể thiết kế văn phòng có diện tích lớn hơn, hoặc đầu tư vào decor để tạo hiệu ứng về không gian sâu rộng.

Chi phí tài chính quyết định quy mô văn phòng lớn hay nhỏ
Chi phí tài chính quyết định quy mô văn phòng lớn hay nhỏ

Xác định diện tích đồ nội thất, thiết bị văn phòng

Diện tích văn phòng bao gồm cả diện tích chứa nội thất văn phòng và thiết bị máy móc như bàn, ghế, kệ tủ, giá sách, máy in, máy photocopy,… Để xây dựng tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng đúng, bạn cũng cần xác định diện tích đồ nội thất, thiết bị văn phòng. 

Đồ nội thất, thiết bị văn phòng chiếm đa số diện tích trong văn phòng
Đồ nội thất, thiết bị văn phòng chiếm đa số diện tích trong văn phòng

Đồ nội thất văn phòng: Đồ nội thất văn phòng cũng có những tiêu chuẩn thiết kế riêng, phù hợp với không gian văn phòng. 

Ở Việt Nam, chiều cao của bàn làm việc có 4 quy cách là 700mm, 720mm, 740mm, 760mm. Chiều cao mặt ghế có 3 quy cách là 400mm, 420mm, 440mm. Khi lựa chọn bàn ghế cần đồng bộ với nhau. Khoảng cách từ bàn làm việc đến ghế làm việc là 280 – 320mm. 

Các quy cách kích thước đúng cho bàn ghế làm việc
Các quy cách kích thước đúng cho bàn ghế làm việc

Chiều cao không gian dưới gầm bàn tối thiểu là 580mm. Chiều rộng không gian dưới gầm bàn tối thiểu là 520mm. Tiêu chuẩn này được đề ra nhằm giúp cho nhân viên có thể để chân thoải mái khi làm việc. 

Ước lượng kích thước đúng cho bàn ghế làm việc
Ước lượng kích thước đúng cho bàn ghế làm việc

Ngoài ra, đồ nội thất còn có tủ đựng tài liệu, tủ đựng cá nhân,… với nhiều kích cỡ khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý kỹ về thông số kỹ thuật của nội thất trước khi mua. Hãy cần nhắc đến vị trí đặt, diện tích cần để đảm bảo nội thất phù hợp với văn phòng. 

Tủ đựng tài liệu, tủ đựng cá nhân với nhiều kích thước khác nhau
Tủ đựng tài liệu, tủ đựng cá nhân với nhiều kích thước khác nhau

Thiết bị văn phòng: Máy chiếu, loa đài, máy in, máy photocopy,… có nhiều kích cỡ khác nhau cũng là yếu tố cần quan tâm khi tính đến sự tương thích về diện tích văn phòng. Máy chiếu, loa đài, hệ thống mic,… là những thiết bị có thể gắn tường hoặc treo trên cao. Doanh nghiệp nên lựa chọn cách này để tiết kiệm diện tích. 

Máy chiếu treo tường giúp tiết kiệm diện tích văn phòng
Máy chiếu treo tường giúp tiết kiệm diện tích văn phòng

Những thiết bị như máy in, máy photocopy nên lựa chọn sản phẩm tích hợp và đặt ở góc của khu văn phòng chung. Cách này vừa giúp giải quyết góc chết tăng tính thẩm mỹ, vừa giúp tiết kiệm diện tích trong văn phòng. Có thể thấy nhiều văn phòng diện tích rộng rãi nhưng do đồ nội thất, trang thiết bị văn phòng chiếm diện tích lớn, ảnh hưởng đến không gian làm việc chung.

Chọn sản phẩm tích hợp và đặt ở góc của khu văn phòng chung
Chọn sản phẩm tích hợp và đặt ở góc của khu văn phòng chung

Không gian đóng hay mở, có vách ngăn hay không?

Ngoài thời gian trao đổi, tương tác trực tiếp khi làm việc, mỗi nhân viên đều cần có không gian làm việc riêng để tăng độ tập trung hơn. Vì vậy, khi xác định diện tích không gian làm việc, các doanh nghiệp cần tính toán đến việc lựa chọn không gian đóng hay mở, tính chất riêng tư của không gian làm việc. 

Không gian văn phòng đóng với từng vách ngăn
Không gian văn phòng đóng với từng vách ngăn

Không gian văn phòng mở với lối thiết kế thoáng đãng
Không gian văn phòng mở với lối thiết kế thoáng đãng

Thực tế hiện nay ít có văn phòng mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn, mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn kiểu văn phòng đóng và mở có sự kết hợp với nhau. Trong 1 văn phòng vẫn có không gian cần sự riêng tư nhưng cũng có không gian chung. Doanh nghiệp cần tính đến phần diện tích dư ra để làm vách ngăn, hệ thống lối đi chia tách không gian khác nhau.

Thiết kế văn phòng kết hợp vừa riêng tư, vừa thoáng đãng
Thiết kế văn phòng kết hợp vừa riêng tư, vừa thoáng đãng

Đảm bảo diện tích phù hợp tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió

Hệ thống đèn chiếu sáng thường chiếm diện tích trên cao hoặc diện tích mặt thoáng nên không quá gây khó khăn trong thiết kế. Yếu tố ánh sáng và hệ thống điều hòa, quạt thông gió không thể thiếu trong mỗi văn phòng.

Hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống điều hòa
Hệ thống đèn chiếu sáng và hệ thống điều hòa

Hệ thống chiếu sáng thường là các thiết bị cấp sáng như đèn tuýp, downlight,… hay ánh sáng tự nhiên từ các cửa sổ lớn. Do đó, doanh nghiệp cần để diện tích trên cao để lắp đặt bóng đèn, đồng thời xây dựng hệ thống cửa sổ, mặt thoáng lớn để đảm bảo tối ưu ánh sáng tự nhiên. Hệ thống thông gió thường được bố trí trên cao bao gồm điều hòa, hệ thống hút khí, hút mùi. Phần này ít ảnh hưởng đến diện tích mặt đất của doanh nghiệp nhưng cần bố trí diện tích trên cao hợp lý, tránh trường hợp các mạch điện, thiết bị vướng víu với nhau.

Đa dạng thiết bị đèn và tận dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên
Đa dạng thiết bị đèn và tận dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên

Đảm bảo diện tích thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn

Tiêu chuẩn diện tích thiết kế văn phòng cũng cần thiết để đảm bảo sự an toàn, nhằm giúp nhân viên được làm việc trong môi trường tốt nhất. Để đảm bảo điều này, ngoài không gian làm việc, văn phòng cần có lối đi thoát hiểm, hệ thống cảnh báo, thiết bị phòng cháy, chữa cháy… Tất cả những yếu tố phụ trợ này cũng chiếm một phần diện tích văn phòng.

Hệ thống PCCC ngay tại tòa nhà văn phòng làm việc
Hệ thống PCCC ngay tại tòa nhà văn phòng làm việc

Vì vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn diện tích văn phòng, doanh nghiệp cần chú ý đến tiêu chuẩn an toàn. Đối với doanh nghiệp nhỏ, khu cầu thang thoát hiểm có thể để 1 chiếc. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp lớn, nhiều nhân viên, cầu thang thoát hiểm nên để 2 chiếc ở 2 hướng khác nhau của văn phòng.

Lối cầu thang thoát hiểm trang bị tại nơi làm việc
Lối cầu thang thoát hiểm trang bị tại nơi làm việc

Mẹo tối ưu hóa diện tích văn phòng

Mẹo tối ưu diện tích văn phòng
Mẹo tối ưu diện tích văn phòng

Tối ưu hóa diện tích văn phòng là một yếu tố then chốt trong việc thiết kế không gian làm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số mẹo chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu này:

Sử dụng nội thất đa năng

Đầu tiên, hãy chọn những mảnh nội thất có khả năng đa năng và linh hoạt. Các loại bàn làm việc, ghế và tủ lưu trữ có tính năng đa dạng giúp tối ưu hóa không gian và tăng tính chức năng của văn phòng.

Sử dụng nội thất đa năng và linh hoạt
Sử dụng nội thất đa năng và linh hoạt

Tận dụng các không gian trống

Không gian trống không nên bị lãng phí. Sử dụng kỹ thuật thiết kế thông minh để khai thác các khu vực như góc, gầm cầu thang hoặc không gian giữa các bức tường để lắp đặt các kệ hoặc tủ lưu trữ nhỏ, tạo ra không gian lưu trữ hiệu quả mà không làm mất diện tích.

Tận dụng các không gian trống cho văn phòng
Tận dụng các không gian trống cho văn phòng

Lắp đặt vách ngăn thông minh

Sử dụng vách ngăn di động hoặc vách ngăn có thể gập lại giữa các khu vực làm việc để tạo ra sự linh hoạt và tiết kiệm diện tích. Việc này không chỉ giúp phân chia không gian một cách hiệu quả mà còn tạo ra sự linh hoạt trong việc thay đổi cấu trúc văn phòng theo nhu cầu.

Vách ngăn di động linh hoạt trong văn phòng
Vách ngăn di động linh hoạt trong văn phòng

Bố trí các khu vực hợp lý

Cuối cùng, bố trí các khu vực như khu vực làm việc cá nhân, khu vực họp, và khu vực nghỉ ngơi một cách hợp lý để tối đa hóa sự tiện ích của không gian văn phòng. Đảm bảo rằng mỗi khu vực được thiết kế và bố trí sao cho phản ánh nhu cầu và phong cách làm việc của từng nhóm hoặc cá nhân.

Bố trí các khu vực hợp lý cho văn phòng
Bố trí các khu vực hợp lý cho văn phòng

Có thể thấy việc phân chia không gian làm việc theo tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để có phương án xác định diện tích cần thuê phù hợp cũng như tư vấn về thiết kế, doanh nghiệp nên nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của các đơn vị liên quan.

>>> Xem thêm các bài viết về thiết kế văn phòng

Tin tức khác
Saigon Office - Chuyên cho thuê văn phòng TPHCM

Văn phòng xanh là gì? Làm thế nào để thiết lập Green Office chuẩn mực?

Đối mặt với những bất thường của khí hậu, một mô hình văn phòng xanh là giải pháp được coi là tối ưu dành thiết kế 1 không gian làm việc trong lành. Với những ưu điểm vượt trội, văn phòng xanh mang đến một không gian làm việc thoải mái, tràn đầy năng lượng, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí vận hành. Xu hướng này ngày càng được các nhà đầu tư lựa chọn nhất là khi nhu cầu hưởng thụ không gian xanh ngày càng tăng cao. Cùng Saigon Office tìm hiểu văn phòng được “xanh hóa” này nhé! Văn phòng xanh – Xu hướng thiết kế văn phòng tất yếu trong tương lai Văn phòng xanh (Green Office) là gì? Văn phòng xanh (Green Office) ra đời từ năm 1997 nhưng đến mãi năm 2002 thì mô hình này mới bắt đầu phát triển và được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Mô hình văn phòng xanh chủ yếu tập trung vào việc thay đổi hành vi của các nhân viên trong môi trường công sở, hướng đến mục tiêu tiêu dùng bền vững. Với mục đích chính là giảm thiểu tối đa những tác động xấu của con người đến với môi trường. Tạo dựng một môi trường làm việc trong sạch và vững mạnh. Khái niệm văn phòng xanh (Green Office)   Một số hành vi có thể diễn ra khi vận hành mô hình này đó là: Giảm thiểu tối đa việc sử dụng các loại tài nguyên và các nguồn năng lượng. Đảm bảo lưu thông không khí trong văn phòng, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Sử dụng những vật phẩm thân thiện với môi trường, dễ dàng tái chế. Khuyến khích việc sử dụng lại
Saigon Office - Chuyên cho thuê văn phòng TPHCM

Văn phòng thông minh – Smart Office được xây dựng như thế nào?

Với thời đại công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng các văn phòng thông minh đang trở thành xu hướng trên thế giới và cả Việt Nam. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông minh đây là giải pháp tối ưu không gian làm việc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và phát triển một cách thuận lợi, bền vững. Văn phòng thông minh là gì? Smart Office sẽ như thế nào trong tương lai? Vậy văn phòng thông minh là gì? Và để thiết kế và sở hữu một một văn phòng như vậy có khó không? Hãy cùng Saigon Office khám phá văn phòng thông minh (Smart Office) nhé! Văn phòng thông minh là gì? Văn phòng thông minh – Smart Office, là văn phòng làm việc kỹ thuật số, trong đó việc ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc để biến môi trường vật lý trở nên thông minh hơn và thích nghi với quy trình làm việc của công ty. Smart Office là gì   Khái niệm văn phòng thông minh thực chất đã tồn tại từ lâu, nhưng mãi cho đến những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0 vào cuộc sống thì văn phòng thông minh mới trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của công nghệ như Big data, Điện toán đám mây, Trí tuệ nhân tạo (AI)… thì những cái tên mới về tòa nhà văn phòng thông minh cũng xuất hiện và được trở thành hiện thực hóa. Hiện nay, văn phòng thông minh đang trở thành giải pháp văn phòng hiện đại tối ưu cho mọi doanh nghiệp, giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm được nhiều chi phí vận hành.
Saigon Office - Chuyên cho thuê văn phòng TPHCM

Văn phòng mở là gì? Phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?

Văn phòng mở là phong cách thiết kế nội thất loại bỏ tối đa những không gian kín, các loại cửa truyền thống và các bức tường ngột ngạt. Thay vào đó là những vách ngăn thấp hoặc vách ngăn bằng kính để tạo không gian làm việc chung giữa các phòng ban và bộ phận, dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin và không phải chịu đựng giới hạn không gian chật hẹp như các căn phòng kín. Tìm hiểu về văn phòng mở Văn phòng mở hiện đang trở thành xu hướng và được nhiều doanh nghiệp áp dụng để bố trí không gian làm việc cho nhân viên. Cùng Saigon Office tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn văn phòng mở có những đặc điểm như thế nào và bố trí ra sao. Văn phòng không gian mở là gì? Phù hợp với lĩnh vực nào? Văn phòng mở là một phong cách thiết kế văn phòng nhằm tối ưu hóa không gian bằng cách loại bỏ những phần kín như cửa truyền thống và bức tường ngột ngạt. Thay vào đó, sử dụng vách ngăn thấp hoặc vách ngăn kính để tạo ra không gian làm việc chia sẻ giữa các phòng ban và bộ phận, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giao tiếp và chia sẻ thông tin. Văn phòng mở là gì Ý tưởng đầu tiên về mô hình văn phòng mở ra đời vào năm 1939, khi kiến trúc sư Frank Lloyd Wright đưa ra quan điểm cần phải hạn chế sự phân cách giữa các không gian làm việc. Ông cho rằng, không gian truyền thống bị đóng hộp khiến con người ta cảm thấy bức bối, nó giống như chủ nghĩa phát
Saigon Office - Chuyên cho thuê văn phòng TPHCM

Văn phòng đóng là gì? Ưu – nhược điểm so với văn phong mở

Một trong những phong cách thiết kế văn phòng truyền thống và phổ biến là văn phòng đóng. Cùng Saigon Office tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ hơn phong cách thiết kế văn phòng đóng cùng những ưu nhược điểm của dạng văn phòng này. Tìm hiểu về văn phòng đóng Văn phòng đóng là gì? Văn phòng đóng, được biết đến với nhiều tên gọi như văn phòng kín, văn phòng riêng hoặc văn phòng truyền thống, là một cách bố trí không gian làm việc theo hình khối. Sử dụng các thành phần như tường, cửa và vách ngăn, nó phân chia không gian thành các khu vực riêng biệt cho từng bộ phận, tổ chức hoặc cá nhân. Điều này tạo ra một môi trường làm việc có sự tổ chức và riêng tư. Văn phòng đóng là gì Mục đích chính của kiểu bố trí không gian đóng chính là nhằm cung cấp cho mỗi bộ phận và tổ chức làm việc trong công ty một không gian riêng, sao cho mỗi nhân viên làm việc trong công ty có một không gian làm việc riêng. Văn phòng đóng bố trí từng không gian riêng biệt Đặc điểm của văn phòng đóng Thiết kế văn phòng làm việc theo hình thức kín, riêng tư sẽ có các đặc điểm cơ bản sau:  Không gian chia tách biệt thành từng phòng kín riêng, từng bộ phận bằng tường xây ngăn cách hoặc vách ngăn tùy theo tính chất hoặc đặc thù công việc.  Phòng riêng có cửa ra vào, có thể đóng kín, khóa lại.  Nhân viên có khu vực làm việc riêng, được ngăn cách bằng tường, khối hoặc bảng. Văn phòng đóng mang những yếu tố đặc trưng riêng biệt Lợi ích
Saigon Office - Chuyên cho thuê văn phòng TPHCM

25+ mẫu thiết kế cây xanh trong văn phòng tăng hiệu suất làm việc

Môi trường làm việc không chỉ là nơi thực hiện công việc mà còn là không gian chứa đựng sự sáng tạo và năng suất của mỗi nhân viên, trong những năm gần đây, việc thiết kế và trang trí cây xanh trong văn phòng theo phong cách gần gũi thiên nhiên Biophilic Design đang trở thành một xu hướng không thể phủ nhận, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Đây không chỉ là việc làm thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe và tinh thần của nhân viên. Cùng Saigon Office khám phá lợi ý của không gian xanh và cách biến văn phòng thành khu rừng mini đúng nghĩa trong bài viết dưới đây. Trang trí cây xanh trong văn phòng Lợi ích của cây xanh trong văn phòng Khái niệm “xanh” đang được khuếch trương rộng rãi trong những năm qua ở ngành thiết kế, đặc biệt trong thiết kế văn phòng. Tại sao mảng xanh lại được ưu tiên trong các phong cách thiết kế, cùng điểm qua 5 lợi ích của cây xanh trong văn phòng: Vì sao nên bố trí cây xanh trong văn phòng 1.1 Cải thiện chất lượng không khí:  Cây xanh không chỉ làm đẹp không gian mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng không khí trong môi trường làm việc. Nhờ khả năng lọc formaldehyde, benzene, và ammonia – các chất độc hại thường có trong môi trường văn phòng, cây xanh giúp tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ và thoải mái, đồng thời nâng cao sức khỏe và tinh thần làm việc của nhân viên. 1.2 Giảm căng thẳng và mệt mỏi:  Sự hiện diện của cây xanh trong môi trường làm việc