Tòa nhà văn phòng hạng A tại quận 1
Tin tức - Sự kiện
Cách tính diện tích văn phòng cho thuê chuẩn xác nhất
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, thuê văn phòng làm việc đã trở thành sự lựa chọn phổ biến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Bên cạnh hiệu quả làm việc, việc tìm một không gian lý tưởng còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, dù vậy, tính toán diện tích thuê văn phòng vẫn là thách thức đối với nhiều người, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm. Cùng Saigon Office theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu thêm về các cách tính diện tích văn phòng. Cách tính diện tích thuê văn phòng Mục đích của việc tính diện tích văn phòng Tính diện tích thuê văn phòng là một trong những kinh nghiệm thuê văn phòng quan trọng trong việc quản lý không gian làm việc. Bằng cách xác định diện tích chính xác, người quản lý có thể đưa ra quyết định hợp lý về việc sử dụng không gian, đáp ứng nhu cầu công việc và tối ưu hóa sự tiện nghi cho nhân viên, song song đó diện tích quyết định phần lớn đến mức ngân sách thuê văn phòng của doanh nghiệp Vì sao nên tính diện tích văn phòng trước khi thuê Diện tích văn phòng có những loại nào Trong quá trình tính toán diện tích thuê văn phòng, ta có thể xác định hai loại diện tích chính: diện tích gross và diện tích net. Net Là diện tích thực mà doanh nghiệp thuê để sử dụng làm việc. Phần diện tích này sẽ bao gồm không gian riêng mà khách hàng thuê, tính cả diện tích của phần cột bên trong phòng nếu có. Đây là diện tích được dùng để đặt bàn làm việc, set up các trang
Các loại hình văn phòng công ty phổ biến hiện nay [Update 2025]
Đại dịch Covid đi qua đã mang đến sự thay đổi rất lớn trong cách làm việc không chỉ tại một hay hai quốc gia mà ở rất nhiều các quốc gia tại các châu lục khác nhau. Việt Nam vốn là một quốc gia làm việc chủ yếu theo hình thức truyền thống, nhưng cũng đã chuyển mình, học tập các nước tiến bộ, áp dụng nhiều loại hình làm việc để có thể tối ưu hóa công việc nhất. Cùng Saigon office tìm hiểu các loại hình văn phòng phổ biến hiện nay tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp nhé. Các loại hình văn phòng phổ biến nhất hiện nay Khái niệm văn phòng công ty Văn phòng là gì? Văn phòng công ty hay còn gọi là không gian làm việc, là nơi mà nhân viên có thể làm việc thường là trong một tòa nhà hoặc riêng lẻ trong một tập đoàn. Văn phòng được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy vi tính, tủ sách và các vật dụng khác nhằm tạo ra không gian tiện ích để các cá nhân, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp liên quan đến văn phòng sử dụng. Một số văn phòng tiêu biểu như văn phòng làm việc của một doanh nghiệp, văn phòng đại diện, văn phòng pháp lý,…. Khái niệm văn phòng Chức năng của các loại hình văn phòng Mỗi văn phòng công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có các chức năng đặc trưng. Những chức năng cơ bản mà bất kì các loại hình văn phòng nào cũng có là: Không gian cho phép nhân viên thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc, duy trì công việc hoạt động tại khu vực này. Không gian
BREEAM – Hệ thống chứng nhận công trình xây dựng bền vững
Trong bối cảnh ngày càng chú trọng đến tính bền vững và bảo vệ môi trường, việc áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng xanh trở thành xu hướng quan trọng trong ngành xây dựng. BREEAM, một trong những hệ thống đánh giá bền vững hàng đầu thế giới, đóng vai trò then chốt trong việc giúp các công trình xây dựng đạt được hiệu quả môi trường tối ưu. Hệ thống này không chỉ đo lường tác động của công trình đối với môi trường mà còn khuyến khích việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong toàn ngành. Tìm hiểu về chứng nhận BREEAM BREEAM LÀ GÌ? BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) là một hệ thống đánh giá tính bền vững của các công trình xây dựng, được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng (BRE) tại Vương quốc Anh từ năm 1990. Đây là một trong những hệ thống chứng nhận bền vững hàng đầu thế giới, được sử dụng để đánh giá hiệu quả môi trường và sự bền vững của nhiều loại công trình như tòa nhà văn phòng, khu dân cư, trường học, và bệnh viện. Hệ thống này đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm hiệu quả năng lượng, quản lý tài nguyên, sử dụng đất, quản lý nước, sức khỏe của cư dân, và mức độ ô nhiễm. Mục tiêu chính là thúc đẩy các giải pháp thiết kế và xây dựng bền vững, bảo vệ môi trường, và nâng cao chất lượng cuộc sống. Định nghĩa chứng nhận BREEAM Tính đến nay, hơn 550.000 công trình đã được chứng nhận BREEAM, với hơn 2 triệu dự án nhà ở
Chứng nhận xanh Green Star là gì? Hoạt động như thế nào
Ngành xây dựng chiếm hơn 30% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, việc chính phủ hợp tác với ngành này là một chiến lược khôn ngoan. Hệ thống Green Star không chỉ giúp chủ sở hữu tòa nhà tìm hiểu cách cải thiện hiệu suất năng lượng mà còn tạo ra tác động tích cực đáng kể đến môi trường xây dựng, mang lại lợi ích tài chính lớn. Ngày nay, người thuê nhà có xu hướng ưu tiên những không gian chứng minh được giá trị bền vững, trong khi danh mục bất động sản xanh thường tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn. Chứng nhận Green Star Dưới đây là các thông tin quan trọng về Green Star, từ lịch sử phát triển đến quy trình chứng nhận và lợi ích nổi bật. Green Star là gì? Green Star là hệ thống xếp hạng được công nhận quốc tế, do Hội đồng Công trình Xanh Úc (Green Building Council of Australia) thành lập vào năm 2003. Định nghĩa về hệ thống xếp hạng Green Star Hệ thống này đánh giá toàn diện các yếu tố như hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, chất lượng môi trường trong nhà, lựa chọn vật liệu và tác động của tòa nhà đối với môi trường xung quanh. Đặt ra tiêu chuẩn cho các công trình và không gian sống khỏe mạnh, bền vững và tích cực. Được phát triển riêng cho môi trường Úc, Green Star đã chứng nhận hàng ngàn công trình, nội thất, nhà ở và cộng đồng bền vững trên khắp cả nước với mục tiêu: Giảm tác động của biến đổi khí hậu. Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khôi phục và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái của
Tiêu chuẩn Xây dựng WELL là gì? 10 yếu tố đánh giá của WELL v2
Chứng nhận WELL là một hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu, tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người sử dụng trong các không gian sống và làm việc. Được phát triển dựa trên các nghiên cứu khoa học và các can thiệp dựa trên chứng cứ, WELL giúp các tòa nhà trở thành môi trường tối ưu, không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần của cư dân Tìm hiểu về tiêu chuẩn xây dựng WELL 1.Giới thiệu về tiêu chuẩn xây dựng WELL WELL là gì? Tiêu chuẩn xây dựng WELL là một tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về sức khỏe và phúc lợi con người trong các không gian xây dựng. Được phát triển bởi Viện WELL Building (IWBI) và ra mắt vào năm 2014, WELL nhằm mục tiêu tối ưu hóa chất lượng không gian sống và làm việc để mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần, và cảm xúc của người sử dụng không gian. IWBI đã tích hợp các nghiên cứu khoa học và y tế vào tiêu chuẩn này, với tầm nhìn nâng cao phúc lợi cộng đồng thông qua môi trường xây dựng. Định nghĩa hệ thống tiêu chuẩn WELL Đến năm 2024, WELL đã được áp dụng trên hơn 5 tỷ feet vuông không gian tại 130 quốc gia, hỗ trợ khoảng 25 triệu cư dân tại gần 74.000 địa điểm thương mại và dân cư. Các giải pháp của WELL Bảng so sánh 3 giải pháp chính của WELL Chứng nhận WELL không chỉ là một tiêu chuẩn về không gian làm việc và sinh hoạt lành mạnh mà còn là kim chỉ nam cho các
Chứng Nhận Green Mark 2021: Tiêu Chuẩn Xanh cho Công Trình Bền Vững
Chứng nhận Green Mark 2021 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiêu chuẩn xây dựng xanh của Singapore, giúp tối ưu hóa hiệu suất năng lượng và giảm tác động môi trường của các công trình. Được phát triển bởi Cơ quan Xây dựng và Xây dựng Singapore (BCA), phiên bản này không chỉ tập trung vào tiết kiệm năng lượng mà còn chú trọng đến bảo trì, ứng dụng công nghệ thông minh và sức khỏe người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào các tiêu chí đánh giá, quy trình đạt chứng nhận và những lợi ích thiết thực mà Green Mark 2021 mang lại cho các công trình tại Singapore và Việt Nam. Tìm hiểu về chứng nhận công trình xanh Green Mark Giới thiệu về Chứng nhận Xanh Green Mark của Singapore Chứng nhận Green Mark là hệ thống đánh giá công trình xanh nổi bật, được phát triển bởi Cơ quan Xây dựng Singapore (BCA). Ra đời vào năm 2005, chứng nhận này giúp các tòa nhà tối ưu hóa hiệu suất môi trường, nâng cao chất lượng sống, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên.. Chứng nhận này không bắt buộc nhưng đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá quan trọng cho các công trình xanh tại Singapore và được công nhận trên toàn cầu, đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới của khu vực Đông Nam Á. Định nghĩa về chứng nhận công trình xanh Green Mark Phiên bản của Green Mark và sự phát triển qua các năm Phiên bản Green Mark ban đầu năm 2005 chủ yếu tập trung vào hiệu suất năng lượng và tiết kiệm tài nguyên cho các công trình mới. Đến năm 2009, Green Mark mở
LEED là gì? Tiêu chuẩn đánh giá LEED trong các tòa nhà văn phòng
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm đến chứng nhận LEED khi lựa chọn văn phòng, đặc biệt tại TP.HCM với hàng loạt các tòa nhà đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn chưa rõ về LEED và lợi ích cụ thể của chứng nhận này. Cùng Saigon Office tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn LEED và lý do vì sao nó là lựa chọn hàng đầu cho các công trình xanh bền vững. Tìm hiểu về LEED – Tiêu chuẩn vàng trong kiến trúc xanh toàn cầu LEED là gì? LEED – viết tắt của “Leadership in Energy and Environmental Design” (Thiết kế đạt chuẩn hàng đầu về Năng lượng và Môi trường), là một tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận công trình xanh, đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của các tòa nhà dựa trên các yếu tố như tiết kiệm năng lượng, sử dụng nước hiệu quả, chất lượng không khí trong nhà, và tính bền vững trong xây dựng. Tiêu chuẩn này là hệ thống đánh giá được phát triển bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council. Đây là tổ chức phi chính phủ chuyên đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của các công trình và tòa nhà. Đây ffược xem là tiêu chuẩn kiến trúc xanh phổ biến nhất thế giới, LEED hướng tới việc cải thiện hiệu quả năng lượng, quản lý nước, chất lượng không khí và sử dụng tài nguyên. Các tòa nhà đạt LEED đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cao, giảm thiểu tác động đến môi trường và tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp >>> 12 Chứng chỉ Tòa nhà Xanh phổ biến trên thế giới Các
Chứng chỉ EDGE: Giải pháp Công trình Xanh Hiệu quả và Bền vững
Trong xu hướng xây dựng xanh hiện nay, chứng chỉ EDGE nổi lên như một giải pháp hiệu quả giúp xây dựng các công trình thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao giá trị bất động sản. Được phát triển bởi Tổ chức Tài chính Thế giới (IFC), một thành viên của Ngân hàng Thế giới, chứng chỉ EDGE đáp ứng nhu cầu xây dựng bền vững tại các quốc gia đang phát triển với chi phí hợp lý và yêu cầu đánh giá dễ dàng. Tìm hiểu về chứng nhận EDGE 1. Khái niệm và Mục tiêu của Chứng chỉ EDGE Chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) tập trung vào việc thúc đẩy các công trình xây dựng đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên. Mục tiêu chính của EDGE là khuyến khích các chủ đầu tư, nhà phát triển xây dựng những công trình giúp giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, nước và nguyên vật liệu, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và tối ưu hóa kinh tế. Hệ thống chứng nhận EDGE là gì Được IFC ra mắt, EDGE hướng tới các thị trường mới nổi với hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng và đơn giản, cho phép các công trình ở nhiều loại hình khác nhau như nhà ở, văn phòng, bệnh viện và trung tâm thương mại áp dụng dễ dàng. EDGE không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên mà còn hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vận hành và tăng cường uy tín. 2. Sự phát triển của EDGE trên thế giới Ra đời từ năm 2011, EDGE đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi ở hơn
12 Chứng chỉ công trình Xanh phổ biến trên thế giới
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, các công trình xây dựng không chỉ hướng đến mục tiêu tiện nghi và hiệu quả mà còn phải đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường. Khái niệm “công trình xanh” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người sử dụng. Công trình xanh không chỉ sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, nước, và vật liệu mà còn chú trọng đến việc tạo ra không gian sống an toàn, lành mạnh và bền vững. Một trong những cách để đảm bảo tiêu chuẩn này là thông qua các chứng nhận công trình xanh, hệ thống đánh giá và xếp hạng các công trình dựa trên nhiều tiêu chí về môi trường và sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về 12 chứng nhận công trình xanh uy tín, mỗi chứng nhận mang lại những lợi ích riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng khu vực trên thế giới. 12 chứng nhận công trình xanh phổ biến trên thế giới 12 Tiêu chuẩn xanh phổ biến trên thế giới 1. LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) Nguồn gốc: Mỹ. Năm ra đời: 1998. Khu vực áp dụng: Toàn cầu (hơn 180 quốc gia). Số lượng công trình đạt chứng nhận: Hơn 100.000 công trình. Cấp độ chứng nhận: Chứng nhận, Bạc, Vàng và Bạch kim. Mục tiêu chính: LEED đánh giá việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm phát thải và cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Hệ thống giúp tối ưu hóa năng
Pantry là gì? Tìm hiểu về Pantry văn phòng A – Z
Từ lâu, pantry văn phòng đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong không gian làm việc hiện đại. Đây là một giải pháp tuyệt vời để nhân viên có thể thư giãn và nạp lại năng lượng giữa không gian văn phòng sôi động. Cùng Saigon Office theo dõi bài viết sau đây để khám phá thêm về ý nghĩa và lợi ích của việc có một pantry trong môi trường làm việc. Pantry là gì? Khái niệm và tầm quan trọng của Pantry văn phòng Pantry là gì Pantry là một khái niệm về không gian lưu trữ và tiếp cận các loại thức ăn và đồ uống trong một tòa nhà, khách sạn, văn phòng hoặc căn hộ. Nói một cách khác thì pantry là 1 khu vực bếp nhỏ hoặc quầy bar tự phục vụ với đầy đủ dụng cụ pha chế Nó mang đến tiện lợi và sự linh hoạt cho người sử dụng bằng cách cung cấp các tiện nghi ăn uống cơ bản và dụng cụ như tủ lạnh, bếp nhỏ và các loại đồ dùng cần thiết Khái niệm Pantry trong văn phòng Pantry văn phòng là nơi dành cho nhân viên nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống, trò chuyện, giao lưu với nhau. Ở các văn phòng doanh nghiệp, phòng pantry có thể bố trí thêm kệ sách báo, bàn tivi, khu vực giải trí, trò chơi, phòng gym… Hướng đến xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp, chăm sóc về cả thể chất lẫn tinh thần cho nhân viên. Khái niệm Pantry room trong văn phòng 2.1. Lý do doanh nghiệp cần có Pantry room Pantry văn phòng (Pantry Office) là nơi nhân viên có thể thư giãn và giải trí sau giờ làm việc căng thẳng.
- Trang trước
- 1
- 2
- 3
- 4